Hà Nội, Thứ 4, 16/07/2025
Thứ 3, 02/07/2024
A- A+

Phường Yên Phụ tổ chức Hội nghị công khai lấy ý kiến cộng đồng dân cư về Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết 1/500 Phân khu đô thị Sông Hồng tại địa giới hành chính phường Yên Phụ

 

Trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 đã xác định sông Hồng là trục không gian cảnh quan chủ đạo của Thủ đô. Trong đó khu vực sông Hồng từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở là không gian cơ bản, trọng yếu của sông Hồng chảy qua thành phố Hà Nội. Đây là khu vực chứa đựng những không gian cảnh quan trọng tâm, khu vực cần cải tạo - chỉnh trang, các khu phát triển mới tạo diện mạo cho đô thị, là khu vực có ảnh hưởng quan trọng đến an toàn thoát lũ của Hà Nội.

Ngày 18/02/2016, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 257/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình. Tuy nhiên tại thời điểm đó, Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đang triển khai, chưa đủ cơ sở để lập các Quy hoạch chi tiết làm căn cứ để quản lý và đầu tư xây dựng, dẫn tới công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng trên địa bàn gặp nhiều khó khăn.

Ngày 25/3/2022, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 1045/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở).

Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tổng thể, cụ thể hóa quy hoạch phân khu đã được phê duyệt, căn cứ văn bản số 2171/UBND-KTN ngày 14/7/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức thực hiện Quyết định số 429/QD-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ; căn cứ Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 16/5/2022 của UBND quận Tây Hồ về việc thực hiện lập quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng phân khu đô thị sông Hồng (đoạn R3-R4), vì vậy việc lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ thuộc khu vực ngoài đê sông Hồng trên địa bàn phường Yên Phụ, quận Tây Hồ là cần thiết và cấp bách.

1. Mục tiêu lập quy hoạch:

- Tuân thủ và cụ thể hoá Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu

Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết

định số 1045/QĐ-UBND ngày 25/3/2022.

- Đề xuất chức năng và các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất (mật độ xây dựng,

chiều cao công trình, hệ số sử dụng đất) cho từng ô đất đảm bảo phù hộ với Quy

hoạch phân khu đô thị được phê duyệt, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, Tiêu chuẩn thiết kế chuyên ngành; khớp nối đồng bộ về quy hoạch với các dự án đã và đang triển khai trong khu vực; phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

- Rà soát quỹ đất trống để bổ sung các thiết chế văn hóa, các công trình hạ

tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; bảo tồn các công trình kiến trúc, văn hóa, tôn giáo có

giá trị; đề xuất giải pháp khai thác quỹ đất hiện có để phục vụ nhu cầu tái định cư

tại khu vực và khai thác có hiệu quả quỹ đất, tạo nguồn lực cho địa phương.

- Xây dựng, cải tạo, khớp nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật (giao thông,

cấp điện, cấp nước, thoát nước....) nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện

môi trường sống tốt hơn cho người dân, đảm bảo phù hợp với điều kiện hiện trạng

cũng như khớp nối hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật giữa khu vực xây mới, khu vực hiện có và các dự án đầu tƣ đã và đang triển khai trong khu vực để đảm bảo đồng bộ về tổ chức không gian và hạ tầng kỹ thuật.

- Đề xuất các quy định cụ thể về hình thức kiến trúc công trình cải tạo, xây

mới đáp ứng các yêu cầu về mỹ quan đô thị.

- Xây dựng quy định quản lý theo quy hoạch chi tiết làm cơ sở pháp lý để các

cơ quan chính quyền địa phương quản lý, cấp phép xây mới, cải tạo khu vực dân

cư hiện hữu theo Quy hoạch được duyệt.

- Là cơ sở thu hút nhà đầu tư tham gia đầu tư dự án, là cơ cở triển khai đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án.

2. Vị trí, phạm vi, ranh giới và quy mô nghiên cứu:

* Vị trí, phạm vi, ranh giới (có sơ đồ vị trí, phạm vi nghiên cứu kèm theo):

- Vị trí: Khu vực lập Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ thuộc khu vực ngoài đê sông Hồng trên địa bàn phường Yên Phụ, quận Tây Hồ thuộc ô các ô quy hoạch R3-S2, R3-S3, R3-S4 nằm trong Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Mễ Sở đến cầu Hồng Hà); thuộc địa giới hành chính phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

- Khu vực nghiên cứu có ranh giới được giới hạn như sau:

+ Phía Bắc trùng ranh giới hành chính phường Tứ Liên, giáp phường Quảng An;

+ Phía Đông trùng ranh giới hành chính phường Tứ Liên và giáp tuyến đường quy hoạch mặt cắt 43m;

+ Phía Tây trùng ranh giới phân khu R, giáp đường Âu Cơ;

+ Phía Tây Nam trùng ranh giới hành chính phường Phúc Xá, quận Ba Đình.

* Quy mô:

- Diện tích lập quy hoạch chi tiết khoảng: 54ha

- Quy mô dân số theo quy hoạch phân khu đô thị khoảng: 15.200 người.

(Quy mô diện tích, dân số, ranh giới chính xác sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập đồ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực dân cư hiện có được tồn tại, bảo vệ thuộc khu vực ngoài đê sông Hồng trên địa bàn phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, phù hợp với Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000 được duyệt, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, và tình hình thực tế, hiện trạng sử dụng đất; khớp nối với các dự án đầu tư tại khu vực, đảm bảo đồng bộ về kiến trúc cảnh quan và hệ thống giao thông, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật khu vực theo quy hoạch).

3. Các yêu cầu cơ bản của đồ án quy hoạch:

* Sơ bộ định hướng phát triển:

- Theo Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, tỷ lệ 1/5000, khu vực lập Quy hoạch chi tiết thuộc các ô quy hoạch ký hiệu R3-S2, R3-S3, R3-S4. Bên cạnh đó:

+ Khu ở mới: Rà soát, kế thừa và phát triển các dự án khu nhà ở, các khu chức năng đô thị phù hợp với đặc điểm hiện trạng và quy hoạch phân khu được duyệt.

+ Đối với đất dân cư hiện có: Khuyến khích tổ chức không gian kiến trúc mang sắc thái truyền thống, đặc trưng, song phải đảm bảo các điều kiện sinh hoạt phù hợp cho người dân; Khuyến khích cải tạo theo mô hình nhà ở thấp tầng, mật độ xây dựng thấp; Bảo tồn làng xóm truyền thống, các khu vực có giá trị sinh thái tự nhiên gắn với mô hình phát triển du lịch,...

+ Khu công trình công cộng: Mật độ xây dựng thấp, tầng cao không quá 5 tầng; Kết hợp sử dụng công trình cấp khu ở với các phân khu lân cận.

+ Khu công viên, cây xanh: Ưu tiên xây dựng hệ thống công viên cây xanh, quảng trường, TDTT, vui chơi giải trí và các hoạt động gắn với đi bộ…

+ Các quỹ đất hạ tầng xã hội: Bố trí quỹ đất để đảm bảo các chỉ tiêu đơn vị ở về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhu cầu về nhà ở của địa phương theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam.

* Quản lý và đầu tư phát triển đối với khu vực:

- Tổ chức không gian cảnh quan sinh thái. Cải tạo các công trình hiện có tại khu vực làng xóm hiện hữu đúng chức năng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đã

được khống chế tại bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất. Cải tạo hệ thống

dân cư hiện trạng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật tạo sự liên thông trong khu vực.

- Tạo bộ mặt kiến trúc đô thị dọc bờ sông.

- Tổ chức các không gian công viên đa dạng bao gồm công viên sinh thái phục hồi tự nhiên, công viên nông nghiệp.

- Đảm bảo tính thống nhất từ không gian tổng thể đô thị đến không gian cụ thể.

- Tuân thủ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, các chỉ tiêu khống chế đã

được xác lập trong quy hoạch phân khu về quy mô diện tích, mật độ xây dựng tối

đa, tối thiểu; tầng cao công trình tối đa, tối thiểu.

- Chiều cao công trình phải đảm bảo hài hòa, đảm bảo tính thống nhất và mối tương quan về chiều cao với các công trình lân cận cho từng khu chức năng và cho toàn khu vực; khuyến khích xây dựng công trình có chiều cao các tầng nhà, mái đón, mái hè phố, bậc thềm, ban công và các chi tiết kiến trúc (gờ, chỉ, phào…) bằng nhau.

- Khoảng lùi của công trình trên các đường phố chính và các ngã phố chính

tuân thủ khoảng lùi tối thiểu đã được quy định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây

dựng Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất trên các tuyến phố; khuyến khích nghiên

cứu khoảng lùi lớn hơn nhằm tạo không gian quảng trường đối với các ngã phố

chính.

- Hình khối, màu sắc, ánh sáng, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc, hệ thống cây xanh, mặt nước, quảng trường phải phù hợp với không gian chung và tính chất sử dụng của công trình.

 

Buổi hội nghị diễn ra với sự góp mặt của hơn 150 công dân Yên Phụ với hơn 20 ý kiến được ghi nhận. Viện quy hoạch xây dựng Hà Nội, phòng QLĐT quận và Ban QLDA ĐTXD quận và đã trả lời nhưng thắc mắc của người dân về việc quy hoạch khu đô thị sông Hồng tại phường Yên Phụ

 

Các tin liên quan:

BÌNH CHỌN

Đánh giá thái độ tiếp dân của cán bộ Một Cửa?